Tiếp thị Đại_hội_Thể_thao_Đông_Nam_Á_2017

Khẩu hiệu

SEA Games 29 tổ chức trùng thời điểm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (8/8/1967-8/8/2017). Khẩu hiệu của đại hội năm nay là: "Hòa bình - Hội nhập - Thịnh vượng", biểu hiện khát vọng chung của nhân dân các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Chủ đề

Chủ đề của kỳ đại hội này là "Cùng nhau tỏa sáng" (Rising Together).[6] Nó đã được chọn để làm nổi bật sự thống nhất giữa các quốc gia ở Đông Nam Á cũng như để biểu hiện các môn thể thao Kuala Lumpur cũng như là Đại hội Thể thao Đông Nam Á đầu tiên được tổ chức sau khi thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.[7]

Biểu tượng

Diều Mặt trăng (tiếng Mã Lai: Wau Bulan), một loại diều truyền thống của Malaysia được chọn làm biểu tượng của SEA Games 29. Chiếc diều có sự kết hợp cách điệu bằng các hình sọc, là màu sắc chọn lọc từ quốc kỳ của các nước Đông Nam Á.

Linh vật

Rimau là Linh vật chính thức của đại hội

Linh vật SEA Games 29 là hổ Mã Lai (tiếng Mã Lai: Rimau). Thiết kế hình ảnh hổ Rimau được lựa chọn trong 174 tác phẩm dự thi tại cuộc thi biểu tượng SEA Games 29.

Ca khúc chính thức

SEA Games năm nay có 3 bài hát chính thức, bao gồm một ca khúc chủ đề là "Rising Together". Hai bài còn lại là "Tunjuk Belang" và "So many hands".[8]

SEA Games xanh, sạch

áp phích tuyên truyền cho SEA Games xanh và sạch

SEA Games 29 được Ban tổ chức đặt mục tiêu là một đại hội thể thao Xanh. Nhiều quy định và chương trình đã được ban hành nhắm tới việc bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của người tham gia lẫn khán giả. Ý nghĩa về việc tổ chức một kỳ SEA Games xanh, sạch được ban tổ chức nhấn mạnh đến mức dành hẳn một ủy ban có tên “Sáng kiến xanh”. Công việc của ủy ban này chia làm năm nhiệm vụ: trồng cây, phát triển việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, quản lý việc chống xả rác, tính toán để các nhà thi đấu tiết kiệm năng lượng và lên kế hoạch di chuyển cho người dân. Trong khoảng 20 nhà tài trợ của SEA Games 2017 có đến 3 nhà tài trợ dành riêng cho mục tiêu xanh, sạch này.

Trong chương trình mang tên “Mỗi huy chương, một cây xanh”. Trên bục huy chương, mỗi vận động viên sẽ nhận một tấm huy chương, một chú linh vật nhồi bông và một giỏ đất chứa cây con. Tất nhiên những giỏ cây xanh này chỉ mang tính tượng trưng với vận động viên. Họ không thể lấy phần thưởng đặc biệt này về nhà. Thay vào đó, họ sẽ để lại chúng ở một số nơi tại Malaysia. Các loại cây này bao gồm nhiều loại thực vật hoang dã khác nhau ở Malaysia sẽ trồng từ giữa tháng 10 này và tháng 3 năm sau tại các khu rừng ở Perak, KelantanTerengganu. Với những cây dành cho các vận động viên Malaysia đoạt huy chương, chúng sẽ được trồng bao quanh Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil và được đặt tên bởi chính các vận động viên giành được huy chương. Tổng cộng có 5.249 giỏ cây con, tương ứng với 5.249 tấm huy chương.

Ngoài ra, ban tổ chức SEA Games 2017 còn khuyến khích việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng với hàng ngàn chiếc xe đạp được đặt rải rác khắp nơi. Đó là những chiếc xe đạp miễn phí dành cho tất cả những ai đến với SEA Games từ vận động viên, phóng viên đến khán giả. Cùng với xe đạp còn có tàu điện ngầm, xe buýt - những phương tiện giao thông công cộng được khuyến khích sử dụng tại SEA Games.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_hội_Thể_thao_Đông_Nam_Á_2017 http://www.weekender.bworldonline.com/2015/09/25/r... http://www.channelnewsasia.com/news/singapore/sea-... http://www.straitstimes.com/sport/sea-games-bodybu... http://www.themalaymailonline.com/sports/article/2... http://www.visionkl.com/rising-together-one-2/ http://seagames2017kualalumpur.live/sea-games-2017... http://www.kualalumpur2017.com.my/ http://www.kualalumpur2017.com.my/media-newsconten... http://www.kualalumpur2017.com.my/media-newsconten... http://www.kualalumpur2017.com.my/seagames.cshtml